XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Ngày nay, các khu công nghiệp hình thành lên ngày một nhiều, đi kèm sự phát triển như vũ bão đó, là lượng nước thải đổ ra môi trường ngày một tăng cao khiến cho môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì thế nhu cầu xử lý nước thải công nghiệp là một điều không thể thiếu ở đây. Ở các khu công nghiệp, nước thải bao gồm 2 loại chính đó là nước thải từ các nhà xưởng sản xuất trong khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu nhà ăn, vệ sinh, văn phòng…

Nước thải sinh hoạt thường rất ổn định về các thành phần, tuy nhiên nước thải sản xuất thì thường xuyên thay đổi về tính chất cũng như thành phần. Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm chủ yếu bới các thông số COD, SS, N, P, BOD5, chất béo… trong khi đối với nước thải sản xuất ở khu công nghiệp chỉ xác định được ở từng hạng mục sản xuất cụ thể. Chính vì vậy, đối với các nhà máy, xưởng sản xuất cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả nước thải vào hệ thống thoát nước của khu công nghiệp.

Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh mang các thành phần hoạt chất có nồng độ cao hơn bình thường, xử lý nước thải là việc kết hợp các giái pháp công nghệ thiết bị chuyên ngành nhằm loại bỏ, loại giảm các thành phần có trong nước thải, nhằm làm giảm hoặc loại trừ tác động ô nhiễm môi trường của nước thải.

Chúng tôi là Công ty môi trường tại Khánh Hòa với vai trò mang các phương án, giải pháp xử lý nước thải tối ưu nhất đến với khách hàng. Với mục đích chung tay xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển và đảm bảo bảo vệ môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp hơn.

Sau đây, Công ty TNHH HIỆP HƯNG KHÁNH HÒA xin đưa ra các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp thường dùng hiên nay:

1. Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý vật lý: Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất này ra khỏi nước thả thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc, hoặc tuyển nổi. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

2. Xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý hóa học và hóa lý: trung hòa nước thải, keo tụ tạo bông, oxy hóa fenton, khử trùng bằng hóa chất,..

3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học: được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, ammonia, Nito… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng  chất để làm thức ăn. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 3 loại:

– Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.

– Phương pháp thiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật thiếu khí, hoạt động trong điều kiện thiếu oxy (DO: 0.2-0.5 mg/l).

– Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục (DO > 2 mg/l).

                                    Bảng tóm tắt các công nghệ xử lý nước bằng phương pháp sinh học

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa trong hệ thống xử lý nước thải. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau:
– Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật.
– Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào.
– Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.

Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng.

Tùy theo mức độ ô nhiễm và tính chất của nước thải mà ta đưa ra các công nghệ xử lý cho phù hợp với từng công đoạn và từ đó xây dựng nên sơ đồ công nghệ xử lý hoàn chỉnh cho từng loại nước thải.

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan